ÚC THÁCH THỨC TRUNG QUỐC
Phó đô đốc Johnson đưa ra tuyên bố trên ngay sau khi Ngoại trưởng Julie Bishop khẳng định tại viện Lowy Institute tại Sydney rằng Úc sẽ kiên quyết phản đối nếu Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Trung cộng xây dựng trên Biển Đông.
Nguồn johnib.wordpress.com
Biển Đông, Trung Quốc cần đưa chiến đấu cơ ngăn chặn, và cần thiết thì “bắn hạ” không đắn đo.
Zeng Jinrun, tác giả bài báo này viết: “Nếu máy bay quân sự Úc đến Biển Đông theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ có hành động quyết liệt và điều chiến đấu cơ lên xua đuổi. Nếu cách này không hiệu quả, chúng tôi sẽ bắn hạ nó”.
Đây được coi là giọng điệu mang tính diều hâu, khiêu khích nhất của một tờ báo Trung Quốc đối với Úc trong vấn đề Biển Đông từ trước tới nay.
Trong khi đó thì ngày 12.6, tờ Sydney Morning Herald đăng tải những hình ảnh vệ tinh mới nhất, cho biết Trung Quốc đã thách thức những lời chỉ trích của cộng đồng quốc tế bằng cách đẩy nhanh tiến độ các dự án này hơn.
Sau Mỹ, Úc, Nhật thì và gần đây nhất là khối Thất Cường (G7) đã cảnh báo rằng Trung Quốc cần phải chấm dứt ngay các hoạt động xây đảo Biển Đông tuy nhiên Trung Quốc vẫn lập luận rằng đó là “quyền” của mình.
Theo tin của tờ báo trên thì những hình ảnh vệ tinh mới chụp được vào hôm 10.6 cho thấy các tàu hút cát của Trung Quốc đã tăng cường hoạt động, chuyển từ bồi lấp khu vực vành đai đảo nhân tạo sang san lấp những “lỗ hổng” bên trong để tạo thành những hòn đảo hoàn chỉnh.
Diễn biến này khiến các giới chức Úc lo ngại rằng chương trình “xây đảo” lớn nhất thế giới của Trung Quốc – với hơn 800 hecta đất đá đã được bồi lấp trên các bãi đá ngầm – cuối cùng sẽ có kích thước lớn gấp 5 lần hiện nay.
Tờ SMH dẫn lời một giới chức: “Vành đai bên ngoài các bãi đá ngầm hình tròn này gần như đã được bồi lấp xong, tuy nhiên có bằng chứng rõ ràng cho thấy phần lỗ hổng bên trong cũng đang được bồi đắp, đặc biệt là ở bãi đá Subi.”
Bãi này thuộc Việt Nam, đã bị Trung Quốc chiếm vào cuối thập niên 80 và hiện tiếp tục san lấp "lỗ hổng" bên trong bãi đá Subi để tạo ra một hòn đảo nhân tạo cực lớn.
Giới chiến lược quân sự Mỹ không xem những hòn đảo nhân tạo này là mối đe dọa quá lớn, bởi chúng “có thể dễ dàng bị vũ khí Mỹ thổi bay chỉ sau nửa giờ tác chiến”, tuy nhiên họ lo ngại rằng chúng sẽ giúp quân đội Trung Quốc tăng cường phạm vi hoạt động của hải quân và không quân, đe dọa đến các quốc gia láng giềng trong khu vực.
Ông Patrick Cronin, giám đốc tổ chức tư vấn Trung tâm An ninh Mỹ (CNAS) nhận định:“Trung Quốc đang hành động với tốc độ khủng khiếp để tạo bàn đạp mở rộng ảnh hưởng trên khắp Biển Đông. Với những đảo nhân tạo này, Trung Quốc đang dịch chuyển phạm vi kiểm soát của mình từ 12 độ vĩ bắc xuống 10 độ vĩ bắc”.
Theo giới phân tích thì những lời phản đối, lên án của cộng đồng quốc tế hiện nay vẫn chưa đủ để răn đe Trung Quốc ngừng chương trình xây đảo nhân tạo. Tuy nhiên, chính cách hành xử này của Trung Quốc sẽ thu hút sự chú ý nhiều của quốc tế hơn đối với khu vực, mà điển hình là Úc, nước đã thực hiện các chuyến tuần tra bằng máy bay, tàu chiến trên Biển Đông.
Theo những chuyên gia này, mục đích của các quốc gia lên tiếng phản đối hành động xây đảo phi pháp của Trung Quốc là nhằm “tăng cái giá” mà Trung Quốc phải trả nếu họ có những hành động đe dọa hay hành xử ngang ngược trên Biển Đông và các khu vực khác.
Mặc dù hiện nay cộng đồng quốc tế vẫn chưa có những biện pháp thực sự quyết liệt đối với hành động phi pháp của Trung Quốc, nhưng các giới chức Úc tin rằng thái độ ngạo mạn của Trung Quốc sẽ khiến điều này nhanh chóng thay đổi nay mai.
Loại máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ (như trong hình) công tác trên vùng Biển Đông sẽ có thể đặt căn cứ trên đảo Cocos của Úc